NHỮNG BÀI HỌC QUÝ BÁU NGÀN ĐỜI CÒN GIÁ TRỊ CỦA QUỶ CỐC TỬ
1. Quỷ Cốc Tử xét về thái độ của lời nói như sau :
1/ Nạn ngôn là lời nói khó, dùng lý luận đối lại, mục đích làm cho người đối thoại bộc lộ ý tưởng thật của họ.
2/ Nịnh ngôn là nói xuôi theo, xu nịnh nhằm biểu lộ sự đồng tình của mình cho người ta biết.
3/ Xảo ngôn là lời nói khéo léo hay ho, tự biểu lộ trí tuệ uyên bác hơn người của mình.
4/ Bình ngôn là lời nói bình ổn để biểu lộ sự dũng cảm, quyết đoán của mình.
5/ Uy ngôn là lời nói nghiêm nghị làm cho người đối thoại mình quan tâm đến thần thái của họ.
6/ Tĩnh ngôn là lời nói thản nhiên dù bị người đối thoại dùng lý luận, kích bác đến thất bại vẫn bình tĩnh ôn hòa.
2/ Nịnh ngôn là nói xuôi theo, xu nịnh nhằm biểu lộ sự đồng tình của mình cho người ta biết.
3/ Xảo ngôn là lời nói khéo léo hay ho, tự biểu lộ trí tuệ uyên bác hơn người của mình.
4/ Bình ngôn là lời nói bình ổn để biểu lộ sự dũng cảm, quyết đoán của mình.
5/ Uy ngôn là lời nói nghiêm nghị làm cho người đối thoại mình quan tâm đến thần thái của họ.
6/ Tĩnh ngôn là lời nói thản nhiên dù bị người đối thoại dùng lý luận, kích bác đến thất bại vẫn bình tĩnh ôn hòa.
Quỷ Cốc Tử xét về trạng thái tâm lý của lời nói như sau :
1/ Bệnh ngôn là lời nói không có khí lực, hư nhược.
2/ Oán ngôn là lời nói biểu lộ tự mình đã hỗn loạn, vô lý.
3/ Ưu ngôn là lời nói buồn rầu không vui, thiếu sức sống.
4/ Nộ ngôn là lời nói giận dữ, vọng động, giống như bị khống chế.
5/ Hỷ ngôn là lời nói vui mừng, đắc ý, tản mạn.
Quỷ Cốc Tử, xét về mặt cá tính của đối tượng đã đề ra mấy nguyên tắc đối thoại như sau :
1/ Đối với người ngu thì dùng thuật hùng biện để nói với họ.
2/ Đối với người hùng biện thì im lặng lắng nghe.
3/ Đối với người cao quý thì dùng điều cao thượng nói với họ.
4/ Đối với người đang thất bại khó khăn thì dùng sự khiêm cung để nói với họ.
5/ Đối với người giàu sang thì vận dụng uy thế để nói với họ.
6/ Đối với người bần cùng thì dùng điều lợi để nói với họ.
7/ Đối với người dũng cảm thì dùng đạo nghĩa mà nói với họ.
8/ Đối với người có chí tiến thủ thì dùng sự sắc bén để nói với họ.
9/ Gặp người cường mânh thì dùng sự nhu hòa để nói với họ.
10/ Gặp người có địa vị thì dùng thế mà nói với họ.
Mỗi một con người đều có một phong cách, một cá tính riêng, hiểu được đối phương và tìm phương pháp đối thoại thích hợp thì có thể thuyết phục và giành được ưu thế.
Trăm mưu ngàn kế cũng phải tùy theo đối tượng mà vận dụng, đều phải căn cứ vào tâm lý cá tính của con người. Nghề quý ở tinh thông, trí quý ở sáng suốt, cho nên điều quan trọng là tùy cơ ứng biến, vận dụng các nguyên tắc một cách thông minh.
Về Quỷ-Cốc Tử Tiên-Sinh
Quỷ Cốc Tử (chữ Hán: 鬼谷子) là nhân vật trong lịch sử cổ đại Trung Quốc. Họ tên không rõ ràng con người ông được người đời sau hư cấu nên mang tính huyền bí, theo sách Đông Chu liệt quốc tên ông là Vương Hủ (王诩) người đời Tấn Bình công, là bạn thân của Tôn Tử và Mặc Tử. Quỷ Cốc Tử còn có một tên khác nữa là Vương Thiền (鬼谷) nên ông có có hiệu là Vương Thiền lão tổ (王禅老祖). Quỷ Cốc Tử là một nhà tư tưởng, nhà truyền giáo, có rất nhiều học trò theo học, trong số đó có nhiều người trở nên nổi tiếng thời Xuân Thu Chiến Quốc. Bốn học trò được nổi tiếng hay được nhắc đến là Tôn Tẫn người nước Tề, Bàng Quyên và Trương Nghi người nước Ngụy, Tô Tần người Lạc Dương (kinh đô nhà Chu). Ngoài ra ông còn có hai học trò nổi tiếng khác là Lã Bất Vi (theo Tây Hán diễn nghĩa) và Địch Thanh (theo Vạn Hoa lâu diễn nghĩa).
Theo các sách sử và truyền thuyết, ông là người thông thạo pháp thuật, kiến thức sâu rộng, sau khi về ở ẩn, ông sống trong một hang núi gọi là Quỷ Cốc (hang quỷ), bởi chỗ đó núi cao, rừng rậm, âm khí nặng nề, không phải chỗ cho người ở. Tên Quỷ Cốc Tử do ông tự đặt ra cho mình. Người đời thường gọi ông là Quỷ Cốc tiên sinh. Ông đã đắc đạo thành tiên do biết thuật tu tiên và được coi là ông tổ của các thuật tướng số, bói toán, phong thuỷ...
St
Nhận xét
Đăng nhận xét